Cách tra cứu nợ thuế cá nhân và nợ thuế doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng. Xem thêm hậu quả của việc nợ thuế, giải đáp các vướng mắc thường gặp!
Cách tra cứu nợ thuế cá nhân và nợ thuế doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng. Xem thêm hậu quả của việc nợ thuế, giải đáp các vướng mắc thường gặp!
Một số chủ doanh nghiệp sau khi nợ thuế đã chọn phương án “bỏ ngang doanh nghiệp”. Tuy nhiên, về sau lại muốn thành lập doanh nghiệp mới tiếp tục kinh doanh, mặc cho khoản nợ thuế ở doanh nghiệp cũ.
Với trường hợp này, khi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nhận được hồ sơ đăng ký sẽ đề nghị Tổng cục Thuế cung cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. Tổng cục Thuế tra cứu thông tin cá nhân đại diện đứng tên doanh nghiệp và nắm được tình trạng nợ thuế cũ. Vì thế, người đại diện doanh nghiệp có nợ thuế sẽ không được cấp mã số thuế để thành lập doanh nghiệp mới.
Trước tiên, sau khi nộp thành công Giấy đề nghị hoàn khoản thu ngân sách Nhà nước đến cơ quan thuế, người nộp thuế cần kiểm tra lại xem Giấy đề nghị hoàn thuế đã gửi thành công chưa.
Bước 1: Truy cập vào đường link https://thuedientu.gdt.gov.vn/ sau đó chọn “Tên đăng nhập”/chọn “mật khẩu”/Chọn “đăng nhập”.
Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn “Hoàn thuế”.
=> Chọn “Tra cứu giấy đề nghị hoàn thuế”.
Bước 3: Tại màn hình tra cứu, người nộp thuế chọn các tiêu chí sau:
– Mã giao dịch điện tử: Điền thông tin hoặc có thể bỏ trống
– Ngày nộp: Điền thông tin hoặc có thể bỏ trống;
(Phải nhập chính xác thời gian đề nghị hoàn thuế như trên giấy đề nghị hoàn thì kết quả tra cứu mới xuất hiện)
=> Chọn “Tra cứu” => Hiển thị kết quả tra cứu hồ sơ hoàn thuế theo điều kiện nhập.
Bước 4: Chọn giấy đề nghị hoàn thuế cần tra cứu
– Hệ thống sẽ hiển thị danh sách giấy đề nghị hoàn thuế. Người nộp hồ sơ sẽ kích vào Giấy đề nghị hoàn thuế cần xem.
– Sau khi chọn giấy đề nghị cần xem sẽ hiển thị các thông tin cơ bản như: Kỳ hoàn thuế, loại giấy đề nghị, lần nộp, ngày và nơi nộp, trạng thái,…
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định các trường hợp bị cưỡng chế như sau:
Các trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế:
Đối chiếu quy định trên, doanh nghiệp nợ tiền thuế quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thuộc trường hợp bị cưỡng chế thuế.
Ngoài các hậu quả nêu trên, doanh nghiệp đang bị cưỡng chế nợ thuế cũng không thể chuyển địa chỉ trụ sở, thay đổi ngành nghề,… với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Hơn nữa, doanh nghiệp không thể tạm ngừng kinh doanh, dẫn tới phát sinh hồ sơ, chi phí thuế và chi phí khác trong thời gian xử lý nợ thuế.
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng nêu trên, terra mong muốn các cá nhân và doanh nghiệp nên có trách nhiệm nộp thuế đúng thời hạn và đúng quy định. Để làm được điều đó, cá nhân và doanh nghiệp nên nắm rõ cách tra cứu nợ thuế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Căn cứ quy định tại Điều 23 – Thông tư số 92/2015/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung một số Điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế, cụ thể:
“ Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Điều 53. Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Cá nhân trực tiếp quyết đoán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với Cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế”.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tra cứu hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây. Người nộp hồ sơ chỉ cần thực hiện một vài thao tác ngay tại nhà là có thể nắm bắt được tình trạng xử lý hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân của mình.
Để có thể tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử bạn cần làm theo đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.
Bước 2: Bạn đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Lưu ý Tên đăng nhập ở đây chính là mã số thuế của doanh nghiệp và bắt buộc thêm hậu tố -pl ở phía sau, còn mật khẩu là mật khẩu bạn được cấp để đăng nhập hệ thống.
Bước 3: bạn tiếp tục chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.
Bước 4: Tiến đến chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu. Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu thuế. Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiệp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả. Tuy nhiên, danh sách thuế này khá dài. Để xem chi tiết từng loại, bạn hãy chọn mũi tên xổ xuống để chọn xem các loại thuế khác như:
Sau khi chọn xong một trong những loại thuế trên bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới.
Lưu ý ở cột nội dung kinh tế, bạn nên nắm ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu hơn:
4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
Một vài lưu ý quan trọng nên nắm khi tra cứu nợ thuế doanh nghiệp đó là để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có). Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.