TPO - Ngoài việc được miễn học phí, từ năm học mới này, sinh viên nhóm ngành sư phạm được hỗ trợ thêm 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí.
TPO - Ngoài việc được miễn học phí, từ năm học mới này, sinh viên nhóm ngành sư phạm được hỗ trợ thêm 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí.
VOV.VN - Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Sau khi Nghị định 116 được ban hành, những năm gần đây, số lượng thí sinh và phụ huynh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên, tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển, điểm trúng tuyển và tỷ lệ thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên tăng mạnh so với các ngành, lĩnh vực đào tạo khác. Qua đó chứng tỏ, các chính sách của Nghị định 116 đã tác động tích cực tới việc thu hút học sinh có năng lực học tập tốt vào ngành đào tạo giáo viên, là tiền đề để nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị định 116 cũng còn những khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu; việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm đến việc theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn.
Theo thống kê qua 3 năm triển khai, tỷ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố. Như vậy, số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội”, được ngân sách nhà nước cấp chiếm 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học chia sẻ: Từ kết quả trên cho thấy, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào tạo giáo viên chưa được triển khai ở mức độ hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116. Hiện có 6 cơ sở đào tạo giáo viên đã được các địa phương sở tại và lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ (trong đó, có 2 trường trọng điểm là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 13 chỉ tiêu, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 51 chỉ tiêu), ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc, gây mất công bằng giữa các địa phương với nhau.
Đối với việc phân bổ, giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, hằng năm (năm 2021,2022,2023), Bộ Tài chính chỉ giao dự toán khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm thường chậm và phải xin bổ sung so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và và sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, cân đối thu – chi ngân sách giữa các địa phương dẫn đến nhiều nơi khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào tạo giáo viên.
Ngoài ra, một trong những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại là việc theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn. Tại Nghị định 116 giao cho UBND cấp tỉnh là cơ quan hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng địa phương không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội, đồng thời các địa phương không chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn nên gây khó khăn cho việc thực hiện.
Trước thực trạng trên, năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghị các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ để triển khai hiệu quả Nghị định số 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở và Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Các địa phương, cơ sở đào tạo cần phối hợp chặt chẽ, có giải pháp để đảm bảo sinh viên sư phạm được chi trả kinh phí theo đúng quy định, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay.
TP - Theo quy định, sinh viên học sư phạm nếu kí cam kết sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành sẽ được hỗ trợ sinh hoạt phí. Vậy nhưng, từ việc đáng lẽ nghiễm nhiên được nhận thì sinh viên luôn phải chầu chực đợi khoản hỗ trợ này.
Lường Văn Hoàng, sinh viên năm thứ 2 ngành Sư phạm Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 chia sẻ, ngay từ lần đầu nhận hỗ trợ 6 tháng (khoảng cuối học kì I năm học 2022 - 2023) đến nay (đã kết thúc học kì I năm thứ 2), Hoàng chưa được nhận đợt hỗ trợ thứ 2. “Sinh viên mong chờ lắm. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, thời gian qua, bố mẹ em cố gắng một phần, còn lại vay trước để lo cho em ăn học”, Hoàng nói.
Tương tự, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM và các trường đa ngành có đào tạo sư phạm cũng chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí 7 tháng qua. Con số sinh viên ngóng tiền hỗ trợ lên đến hàng nghìn. Trường ĐH Sư phạm TP HCM có khoảng 2.450 sinh viên khóa 2021 và 2022 chưa được nhận 6, 7 tháng tiền hỗ trợ sinh hoạt phí. Tổng số tiền là gần 60 tỷ đồng. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng tương tự.
Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên ngành sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền đóng học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Kinh phí này từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ GD&ĐT quy định.
Theo Bộ GD&ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí của địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
Năm trước, sinh viên học ngành Sư phạm, Trường ĐH Thủ Đô phải kêu cứu vì không được nhận khoản hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định 116. Đến năm nay, lãnh đạo nhà trường khẳng định kinh phí đã được UBND TP Hà Nội cấp đầy đủ nên không còn tình trạng nợ sinh hoạt phí cho sinh viên. Nhưng với các trường Sư phạm trực thuộc Bộ GD&ĐT thì năm nay lại đang nghẽn.
Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 khẳng định văn bản giao dự toán bổ sung giải quyết trọn vẹn tồn đọng Nghị định 116 đã về đến trường; chậm nhất là tuần đầu của tháng 1/2024, sinh viên các ngành sư phạm của trường nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Trước Tết Nguyên đán, sinh viên sư phạm sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116.
Cần gấp rút ban hành nghị định thay thế Nghị định 116
Hiện tại, Nghị định 116 vẫn đang chờ được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Đây vốn là một chính sách có ý nghĩa nhân văn vừa giải quyết vấn đề thiếu giáo viên vừa thu hút được đội ngũ sinh viên giỏi đến với nghề giáo. Nhưng khi triển khai, nghị định vừa khó thực hiện đối với các trường sư phạm, vừa không ràng buộc được trách nhiệm của địa phương.
Đến thời điểm hiện tại, địa phương nào cũng thiếu giáo viên nhưng thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, chỉ có 23/63 địa phương đặt hàng các trường sư phạm đào tạo giáo viên, tỷ lệ sinh viên được hỗ trợ qua diện này chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Hơn 75% số còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua Bộ GD&ĐT.
Sở dĩ địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí. Vậy nhưng thực tế không có cơ chế ràng buộc giữa các thí sinh với địa phương chi tiền hỗ trợ. Ngoài ra, kể cả quay về, sinh viên vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển. Câu chuyện của Thanh Hóa vừa qua là một ví dụ điển hình khi tỉnh này chi tiền đào tạo sinh viên sư phạm (hệ chất lượng cao tại Trường ĐH Hồng Đức) nhưng gặp vướng mắc tại quy định tuyển dụng.
Chính vì vậy, kinh phí hỗ trợ trồi sụt nên các trường cũng khó ăn nói trước chất vấn của sinh viên. GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên qua nhiều kênh để các em chia sẻ với khó khăn chung. Những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sinh viên thuộc diện chính sách, nhà trường sử dụng nguồn lực ít ỏi để hỗ trợ trước một phần. Trường Đại học Quy Nhơn cũng đang tạm ứng kinh phí để chi trả một phần hỗ trợ cho sinh viên.
Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường sư phạm lớn nhất nước là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% số kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD&ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo, dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
1. Học bổng khuyến khích học tập của học kỳ chính
Học bổng khuyến khích học tập của sinh viên được xét sau khi có điểm thi và Quyết định học vụ của Phòng Đào tạo, điều kiện để xét:
Số xuất học bổng lấy theo Khoa/Khóa/Ngành không quá 8% mức thực thu học phí của từng ngành.
Sinh viên phải đạt Điểm trung bình chung học kỳ từ 7.5 trở lên (sẽ lấy điểm Trung bình chung từ cao đến thấp cho đến khi hết chỉ tiêu).
Điểm thi và điểm kết thúc học phần phải lớn hơn hoặc bằng 5 (tính điểm thi lần thứ nhất, không tính điểm học lại hoặc cải thiện).
Sinh viên không bị kỷ luật, điểm rèn luyện từ Khá trở lên, không nợ học phí và không nộp học phí trễ hạn theo Thông báo của Phòng Kế hoạch Tài chính.
Số tiền học bổng bằng với mức trần học phí theo năm học, và được chi trả từng học kỳ thông qua tài khoản ngân hàng của sinh viên (ngân hàng liên kết với nhà trường để làm thẻ sinh viên cho sinh viên).
2. Nhà trường hỗ trợ chính sách vay vốn.
Vào đầu năm học hoặc khi có thông báo của địa phương, sinh viên tới Phòng công tác sinh viên làm giấy xác nhận vay vốn.
Sau khi xác nhận, sinh viên mang giấy về nộp tại UBND xã, phường nơi sinh viên cư trú để làm thủ tục vay vốn ngân hàng.
Số tiền tối đa sinh viên được vay lên tới 4tr đồng 1 tháng tùy thuộc vào vùng sinh viên cư trú và mức học phí của Trường sinh viên theo học, ngân hàng chính sách tại địa phương xét hồ sơ.
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với sinh viên là 0,5%/tháng.
Thời hạn trả nợ do ngân hàng chính sách địa phương quy định tùy thuộc theo thời gian nộp hồ sơ vay của sinh viên.