Vĩnh Long Có Anh Hùng Nào

Vĩnh Long Có Anh Hùng Nào

Vĩnh Long thuộc miền nào? Tỉnh Vĩnh Long có bao nhiêu huyện, thành phố? Đây là những câu hỏi thường gặp khi du khách và nhà đầu tư tìm hiểu về vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên và các đặc sản độc đáo của miền Tây sông nước. Không chỉ thu hút khách du lịch bởi các danh lam thắng cảnh, Vĩnh Long còn là một điểm đến đầy tiềm năng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng Box Đánh Giá khám phá những thông tin thú vị về tỉnh Vĩnh Long trong bài viết này.

Vĩnh Long thuộc miền nào? Tỉnh Vĩnh Long có bao nhiêu huyện, thành phố? Đây là những câu hỏi thường gặp khi du khách và nhà đầu tư tìm hiểu về vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên và các đặc sản độc đáo của miền Tây sông nước. Không chỉ thu hút khách du lịch bởi các danh lam thắng cảnh, Vĩnh Long còn là một điểm đến đầy tiềm năng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng Box Đánh Giá khám phá những thông tin thú vị về tỉnh Vĩnh Long trong bài viết này.

Tỉnh Vĩnh Long thuộc miền nào và nằm ở đâu?

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 nhánh sông là sông Tiền và sông Hậu. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 100km, cách Cần Thơ 33km, có tọa độ địa lý từ 9°52’40’’ – 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ – 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn từ trên xuống, Vĩnh Long giống như một hình thoi, nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:

Vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long nằm ở đâu?

Phía đông tỉnh Vĩnh Long giáp với tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Phía đông nam tỉnh Vĩnh Long giáp với tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

Phía Tây tỉnh Vĩnh Long giáp với Cần Thơ, Việt Nam.

Phía tây bắc tỉnh Vĩnh Long giáp với Đồng Tháp, Việt Nam.

Phía đông bắc tỉnh Vĩnh Long giáp với Tiền Giang, Việt Nam.

Phía tây nam tỉnh Vĩnh Long giáp với Hậu Giang và Sóc Trăng, Việt Nam.

Đến Vĩnh Long thì đi du lịch ở đâu?

Đến Vĩnh Long thì đi du lịch ở đâu?

Không quá hiện đại như Sài Gòn, cũng không cổ kính như An Giang, các điểm du lịch tại Vĩnh Long vẫn luôn có cách riêng để thu hút khách du lịch. Hãy khám phá ngay các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long:

Khu du lịch Vinh Sang: địa điểm vui chơi tập thể, trang trại dạng hình tam giác chứa các loài gấu, dê, bồ nông, trăn, càng đước, hươu sao,…

Chợ nổi Trà Ôn: chợ nổi ở hạ lưu sông Hậu, chuyên phân phối nông sản.

Cầu Mỹ Thuận: có kiến trúc duyên dáng, được hợp tác xây dựng giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Úc và Việt Nam.

Văn Thánh Miếu: công trình kiến trúc lập nên nhằm duy trì đạo lý tốt đẹp của người Việt – “Tôn sư trọng đạo”.  Hiện đang được chính quyền thành phố trùng tu để vừa duy trì ý nghĩa này.

Khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long: mang đậm nét hoài cổ cho người tham quan. Ngoài những căn nhà cổ đã nhuốm màu thời gian thì xung quanh là những cây cảnh, vườn cây ăn trái.

Với những thông tin về “Vĩnh Long thuộc miền nào? Tỉnh Vĩnh Long có bao nhiêu huyện, thành phố?” hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và hữu ích để lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình. Dù bạn là một du khách lần đầu hay một tín đồ yêu thích khám phá, những địa danh và tiềm năng của Vĩnh Long chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Chúc bạn có một chuyến đi Vĩnh Long thật trọn vẹn và đáng nhớ!

Ngày 31/12, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Ngày 31/12, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; công bố Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II và thị xã Bình Minh là đô thị loại III; tổng kết, trao giải Văn học nghệ thuật “Văn Xương Các” tỉnh Vĩnh Long năm 2020 và cuộc thi sáng tác ca khúc “Vĩnh Long - Tình đất, tình người.”

Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long và cá nhân ông Ngô Ngọc Bỉnh (nguyên Trưởng ban Dân vận, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long; hiện là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long); trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II.

Đồng thời, đại diện Bộ Xây dựng trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Bình Minh là đô thị loại III.

Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, được thành lập từ năm 1977, Đài Phát thanh và Truyền hình Cửu Long (nay là Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long) đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức và có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí ở địa phương.

Giai đoạn 2018-2020, Đài đã hỗ trợ cho ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng để thực hiện các công trình, dự án cấp thiết của tỉnh, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn Vĩnh Long từng bước khởi sắc và đô thị Vĩnh Long đổi mới phát triển.

Một trong những dấu ấn đẹp của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long để lại trong lòng khán giả trong thời gian qua đó là các chương trình từ thiện xã hội.

Trong hơn 10 năm qua, các chương trình nhân đạo xã hội của Đài đã hỗ trợ chi phí điều trị bệnh cho 1.500 bệnh nhân nghèo; xây dựng và sửa chữa gần 2.500 căn nhà, hỗ trợ vốn sản xuất cho hơn 1.600 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn… với tổng giá trị phúc lợi và từ thiện xã hội hơn 800 tỷ đồng.

[Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Long: Nâng cao năng lực cạnh tranh]

Cá nhân ông Ngô Ngọc Bỉnh là người đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện thành công Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy từ hơn 20 năm trước về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Từ thực tế cơ sở và chủ trương của Trung ương, ông đã đề xuất với Tỉnh ủy phát động phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn minh nơi công cộng” với mong muốn hình thành những cộng đồng dân cư văn hóa.

Với sự tham mưu của ông Ngô Ngọc Bỉnh, phong trào đã chọn việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm là điểm chỉ đạo đột phá.

Sau nhiều năm cống hiến làm công tác dân vận của Đảng, ở tuổi 73, ông Ngô Ngọc Bỉnh được Tỉnh ủy Vĩnh Long tín nhiệm và đề nghị tham gia vận động công tác nhân đạo xã hội của địa phương với vai trò Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo (nay là Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long).

Tâm huyết với công tác từ thiện, ông đã giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; giúp Hội xây dựng được 10 bếp ăn từ thiện, mỗi ngày cung cấp trên 4.000 suất ăn miễn phí cho đối tượng bảo trợ tại các bệnh viện trong tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long là đơn vị dẫn đầu trong khu vực và đứng hàng thứ ba cả nước về việc thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh mong muốn tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để phát triển nhanh và bền vững; chúc đồng chí Ngô Ngọc Bỉnh luôn mạnh khỏe, tiếp tục hiến kế, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cả nước nói chung.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu đô thị

Vui mừng khi thành phố Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại II và thị xã Bình Minh là đô thị loại III, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền của thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh cần tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu đô thị đã đạt được, nhất là các chỉ tiêu đạt ở mức chuẩn những còn thấp.

Bên cạnh đó, sự phát triển của 2 đô thị phải đặt trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Long, phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Hai đô thị tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với điều kiện của địa phương; xác định nguồn lực, lựa chọn các công trình, dự án có ý nghĩa động lực để triển khai đầu tư có hiệu quả; có giải pháp chủ động quỹ đất để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các dự án hạ tầng quan trọng.

Ngoài ra, hai đô thị tích cực thu hút đầu tư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, trong đó ưu tiên các công trình hạ tầng công cộng nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân như phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp.

Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh cần xây dựng cơ chế phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế, phát triển đô thị; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch, không để xảy ra tình trạng đầu tư tự phát, đầu tư theo phong trào dẫn đến lãng phí, thất thoát các nguồn lực xã hội và phát triển thiếu bền vững.

Song song với phát triển, nâng cấp đô thị, thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh phải chú trọng nâng cao hiệu quả, giữ vững an ninh, trật tự, hướng tới các dịch vụ đô thị thông minh và phát triển các dịch vụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh thời gian tới, tỉnh Vĩnh Long tập trung triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tận dụng tốt thời cơ, huy động mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển mạnh mẽ kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng, hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch và xây dựng tỉnh Vĩnh Long phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời khẳng định việc thành phố Vĩnh Long trở thành đô thị loại II và thị xã Bình Minh thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Long là tiền đề, động lực phát triển cho 2 đô thị và tạo sự lan tỏa cho các đô thị khác trong toàn tỉnh phát triển theo đúng định hướng Chương trình phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt; đồng thời góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các khu vực theo hướng tăng khu vực dịch vụ, công nghiệp xây dựng và giảm dần khu vực nông nghiệp nhờ vào quá trình đô thị hóa./.

Đến dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 9; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng.

Báo cáo tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, phong trào thi đua và công tác khen thưởng đã được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới phù hợp thực tiễn, góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới là sự ghi nhận và biểu dương xứng đáng đối với những đóng góp to lớn của tất cả công chức, viên chức, người lao động qua các thế hệ đã "dốc tâm huyết, vững niềm tin và bền ý chí" dưới mái nhà chung của Truyền hình Vĩnh Long.

Tỉnh Vĩnh Long còn vinh dự, tự hào khi có một cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, đó là ông Ngô Ngọc Bỉnh - người đã khởi xướng và lãnh đạo thực hiện thành công Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy từ hơn 20 năm trước về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Tâm huyết với công tác từ thiện, hơn 15 năm qua, ông Ngô Ngọc Bỉnh luôn tích cực vận động giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; giúp Hội xây dựng bếp ăn từ thiện và nhiều hoạt động thiện nguyện khác đã tạo được niềm tin cho cộng đồng và trở thành địa chỉ tin cậy của những tấm lòng hảo tâm thiện nguyện.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long; trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho ông Ngô Ngọc Bỉnh; trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại 2 cho tập thể lãnh đạo thành phố Vĩnh Long.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức để có bước phát triển vượt bậc.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, trong 10 năm qua, Đài luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí ở địa phương. Đài đã chủ động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng chương trình phát thanh truyền hình. Trong đó, thành tích nổi bật của Đài là đơn vị dẫn đầu trong khu vực và đứng thứ 3 trong cả nước về thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính; đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; hiệu quả hoạt động và doanh thu bình quân 1.400 tỷ đồng /năm; nộp ngân sách địa phương cao thứ 2 của cả nước; tích cực tham gia đóng góp an sinh xã hội và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm lo gia đình chính sách và người nghèo của địa phương.

Đối với ông Ngô Ngọc Bỉnh, là người khởi xướng và lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy từ hơn 20 năm trước từ cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư đạt nhiều kết quả tích cực. Với vai trò là Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Vĩnh Long, nay là Chủ tịch Danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội, tạo được sự tin cậy và chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Vui mừng khi thành phố Vĩnh Long được công nhận là đô thị loại 2 và thị xã Bình Minh được công nhận là đô thị loại 3, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng: “Kết quả này là sự phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố Vĩnh Long, Thị ủy Bình Minh cùng sự chung tay góp sức của nhân dân trên địa bàn thành phố và thị xã.

Để tiếp tục phát huy lợi thế trong phát triển đô thị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu đô thị đã đạt được, nhất là các chỉ tiêu mới đạt ở mức chuẩn nhưng còn thấp, sự phát triển của hai đô thị phải đặt trong sự phát triển chung của tỉnh, phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với điều kiện của địa phương”.

Cũng nhân buổi lễ, tỉnh Vĩnh Long tổ chức trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật “Văn Xương Các” lần thứ I năm 2020, nhằm tặng, truy tặng  cho tác giả trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long đã có những cống hiến lớn cho nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà từ năm 1945 đến nay. Hội đồng đã xét chọn 19/22 tác giả có tác phẩm tiêu biểu để tặng và truy tặng đợt 1 năm 2020.

Lãnh đạo tỉnh cũng trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc “Vĩnh Long - Tình đất, tình người”. Qua cuộc thi, có 172 tác giả trong và ngoài tỉnh tham gia với 274 tác phẩm. Kết quả, Hội đồng giám khảo đã chọn 15 ca khúc vào vòng chung khảo. Trong đó, có một giải nhất; hai giải nhì; ba giải ba và chín giải khuyến khích…