30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn
30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn
Nếu bạn muốn ngược dòng trở về quá khứ để chụp ảnh cưới cổ trang Việt Nam mà chưa lựa chọn được địa điểm phù hợp concept nhất. Một nơi mang màu sắc phong kiến, cổ kính và hoài niệm không pha lẫn nét hiện đại. Nhằm mang đến cái nhìn chân thật nhất về văn hoá Việt Nam, Palatino Studio sẽ đưa bạn và người thương đến chốn tuyệt mỹ để chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam nhé.
Hoàng thành Thăng Long trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử Việt Nam. Đây là nơi lý tưởng cho các cặp đôi chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam với dáng vẻ cổ kính đầy nghiêm trang.
Đến với Việt phủ Thành Chương, các cặp đôi như được hòa mình vào không gian của kiến trúc cổ kính, được chiêm ngưỡng những nét đẹp từ thời xa xưa. Đây cũng là địa điểm tuyệt vời khi chụp ảnh trang phục cưới cổ trang Việt Nam.
Các cặp đôi chọn Việt Phủ Thành Chương để chụp ảnh cưới – nơi được ví như tranh
Nằm ngay trên phố Kim Mã, gần công viên Thủ Lệ, Đền Voi Phục dần trở thành địa điểm thu hút mà các cặp đôi phát cuồng muốn chụp hình cưới với concept ảnh cưới cổ phục Việt Nam. Bạn có thể đến đây để khám phá cảnh quan và không khí linh thiêng nơi đây.
Nhắc đến địa điểm chụp hình cưới đẹp thì không thể bỏ qua Văn Miếu Quốc Tử Giám. Giữa không gian cổ kính của đường phố Hà Nội, đây còn là di tích lịch sử thu hút nhiều khách du lịch tới thăm.
Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình là địa điểm chụp ảnh cưới vô cùng mới lạ và hấp dẫn. Tại đây các cặp đôi có thể hoà mình vào với thiên nhiên, với núi non, sông nước, đất trời. Đây là nơi hứa hẹn sẽ mang về được nhiều bức ảnh tuyệt sắc.
Sở hữu trong mình một nét đẹp mang đậm nét truyền thống, Cố Viên Lầu được đông đảo cặp đôi ghé thăm và thoả sức sáng tạo với những bức ảnh đầy ấn tượng.
Khi đặt chân đến Đại Nội – Cố Đô Huế, bạn sẽ phải ngỡ ngàng với khung cảnh nơi đây. Địa điểm chụp ảnh cưới cổ trang Việt Nam tại Huế thu hút rất nhiều cặp đôi.
Đối với nam giới, trang phục truyền thống tiêu biểu nhất là trường bào (áo dài) và mã quái, hai loại này đều là trang phục nam giới của dân tộc Mãn, cổ áo cao, tròn, ống tay áo hẹp, trong đó mã quái là vạt đôi, phần lớn đều có tay áo hình móng ngựa, còn trường bào là vạt lớn. Đôi khi cũng có hình thức mã quái và trường bào được nối liền lại, trong kiểu trang phục này, nửa thân dưới là trường bào được nối với vạt dưới phía trong của mã quái bằng cúc. Trường bào và mã quái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà vẫn không kém phần trang trọng.
Từ sau Hội nghị APEC năm 2001 tổ chức tại Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều mặc “Đường trang” (trang phục truyền thống đời nhà Đường) rất sang trọng, làm dấy lên trào lưu mặc “Đường trang”. “Đường trang” đã trở thành tên gọi chung cho trang phục kiểu Trung Quốc, do các nước đều gọi nơi ở của người Hoa là “phố người Đường”. “Đường trang” hiện nay là sự cách điệu của mã quái đời nhà Thanh, kiểu trang phục này có những đặc điểm nổi bật, như: Cổ đứng, phần giữa cổ trước được may mở, kiểu cổ hình đứng; thân áo và tay áo liền với nhau, không có khe nối giữa tay áo và thân áo, chủ yếu là mặt phẳng; vạt đôi, cũng có thể xẻ bên; cúc áo hình vuông (cúc xoắn); chất liệu chủ yếu là vải thêu...
Ngoài ra, trang phục tại các khu vực và của các dân tộc khác ở Trung Quốc cũng có nét đặc sắc riêng. Ví dụ, yếm là một loại trang phục sát thân truyền thống của vùng Quan Trung và Thiểm Bắc, hình dáng giống như tà trước của áo lót, phía trên hai vạt có dây vải buộc vòng qua cổ, hai vạt phía dưới cũng có dây buộc vòng qua thắt lưng. Yếm giúp giữ ấm cho vùng bụng, tạo vẻ ngây thơ, hồn nhiên ở trẻ em khi mặc vào mùa hè. Yếm của trẻ thường thêu hình đầu hổ và “ngũ độc” (theo quan niệm dân gian Trung Quốc gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc, tương truyền hình ảnh này có tác dụng trừ tà), gửi gắm những lời chúc tốt đẹp của người lớn, cầu mong cho đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe.
Ngoài ra, trang phục dân tộc Di-một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc-cũng rất đặc sắc. Trang sức trên đầu của phụ nữ Di có ba loại là khăn xếp, khăn bao và mũ thêu hoa, trong đó trang sức trên đầu của phụ nữ khu vực Hồng Hà lại rực rỡ đủ loại, và quan niệm trang sức làm từ bạc là quý và đẹp nhất. Áo khoác là trang phục không thể thiếu của nam nữ dân tộc Di,với hai màu chính là xanh và xanh lam, chủ yếu làm từ da lông động vật, len, vải lanh và hàng cỏ dệt.
THANH SƠN (Theo Thường thức về văn hóa Trung Quốc)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày nay rất nhiều các cặp đôi trẻ sẵn sàng đầu tư tiền bạc để lưu giữ khoảnh khắc ý nghĩa trong ngày cưới trọng đại. Một số cặp đôi lựa chọn chụp ảnh cưới theo phong cách hiện đại của Tây Âu. Bên cạnh đó, chụp ảnh cưới cổ phục Việt Nam lại được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Bài viết dưới đây, Palatino Studio giới thiệu cho bạn về trào lưu chụp ảnh cưới này.
Cổ phục Việt Nam có tên gọi khác là Việt Phục, loại trang phục truyền thống có từ rất lâu xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Việt Phục đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi và phát triển để mang dấu ấn văn hoá của thời kỳ đó. Có thể kể đến các trang phục nổi bật như Áo Đối Khâm, áo Tứ Thân, áo Ngũ Thân,…Những năm trở lại đây, trang phục cưới cổ trang Việt Nam đã trở thành xu hướng được ứng dụng nhiều trong các dịp lễ đặc biệt là ngày cưới,…
Các cặp đôi rất ưa chuộng chụp ảnh cưới cổ phục việt nam
Đã từ lâu, xu hướng chụp hình cưới với các trang phục như Hanbok của Hàn Quốc, Kimono của Nhật Bản được giới trẻ ưa thích. Nhưng dạo gần đây khi cổ phục Việt được đầu tư phục dựng. Thông qua các MV ca nhạc, điện ảnh cổ phục dần len lỏi vào đời sống của người trẻ và trở thành trang phục yêu thích. Vì vậy, chụp ảnh cưới việt phục đang là xu hướng trong xã hội hiện đại ngày nay.
Đây được coi là ý tưởng chụp ảnh thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua các hình ảnh mang đậm chất lịch sử. Khoác trên người “quốc hồn quốc túy” vừa tôn vinh giá trị của nước nhà.
Chụp ảnh cưới phong cách cổ điển đang làm mưa làm gió tại Việt Nam
Áo Tấc (Áo dài Ngũ thân) – loại áo Lễ Phục được sử dụng ở thời Nguyễn. Áo Tấc được may từ 5 mảnh vải kéo dài từ cổ đến quá đầu gối. Với cổ đứng thì có cài cúc bên phải, phần cánh tay áo dài và thụng. Chất liệu áo phong phú có thể là gấm, hoặc tùy theo thời tiết mà thay đổi. Sở dĩ tên gọi Áo Tấc còn xuất phát từ việc phần viền áo rộng đúng 1 tấc (tức 4 cm : theo quy định kích thước của người xưa).
Áo dài ngũ thân xuất hiện từ thời nhà Nguyễn
Nguồn gốc của áo Nhật Bình là Áo Đối Khâm – là thường phục của Hâụ Phi và công chúa. Loại áo này có hoa văn ở cổ áo và có dạng hình chữ nhật phía trước ngực. Tay áo được thêu hoa văn mang ý nghĩa ngũ hành tượng trưng cho Mộc, Kim, Thuỷ, Hoả, Thổ. Áo Nhật Bình thường được giới quý tộc sử dụng trong các dịp lễ quan trọng.
Áo dài Nhật Bình cũng có thể làm set đồ để chụp hình cưới