Đối với một mặt hàng kinh doanh có điều kiện như thực phẩm chức năng, để có thể lưu thông trên thị trường hàng hóa tại Việt Nam đòi hỏi phải trải qua quá trình kiểm tra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, đặc biệt đối với những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Cùng tìm hiểu về các bước trong quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đối với một mặt hàng kinh doanh có điều kiện như thực phẩm chức năng, để có thể lưu thông trên thị trường hàng hóa tại Việt Nam đòi hỏi phải trải qua quá trình kiểm tra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, đặc biệt đối với những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Cùng tìm hiểu về các bước trong quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tổ chức nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ không được nhập khẩu thực phẩm chức năng nếu thực phẩm chức năng không đạt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu thủ tục hải quan cũng như về quy định công bố sản phẩm.
Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.
Thông tư 12/VBHN-BYT ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Bộ Y Tế, quy định chi tiết về quản lý thực phẩm chức năng.
Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2023.
Căn cứ vào điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ:
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra kho lưu trữ, bảo quản sản phẩm, tiến hành lấy mẫu để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, phân tích, phân loại.
Đối với sản phẩm đã đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả thông báo và được phép thông quan lô hàng. Nếu kết quả trả về là không đạt thì bắt buộc phải xuất trả lô hàng.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm thì thực phẩm chức năng khi nhập khẩu cần phải thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng An toàn thực phẩm để thông quan.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng được thực hiện theo Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Thủ tục hải quan thực hiện nhập khẩu thực phẩm chức năng được thực hiện theo Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trước khi hàng đến cửa khẩu, đơn vị nhập khẩu thực phẩm chức năng cần thực hiện đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Điều 18 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (theo mẫu số 04 – Phụ lục I)
Hồ sơ nộp về cơ quan có thẩm quyền như Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Thời hạn nhận và trả kết quả là 3 ngày làm việc (đối với trường hợp kiểm tra thông thường) và 7 ngày làm việc (đối với trường hợp kiểm tra chặt).
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng bao gồm: Công bố và tự công bố, đăng ký quảng cáo, kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, trọn gói thủ tục hải quan, tư vấn thuế xuất nhập khẩu…
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm có các thành phần từ thiên nhiên với công dụng bổ sung chức năng cho cơ thể, tuy nhiên nó không phải là thuốc mà chỉ là sản phẩm bảo vệ sức khỏe và dinh dưỡng y học hoặc dùng cho các chế độ ăn đặc biệt theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ở nước ta hiện nay ngày càng tăng cao kéo theo việc nhập khẩu thực phẩm chức năng vào thị trường nước ta ngày càng lớn. Điều này không có hại, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để biến tướng thành mặt hàng đa cấp để trục lợi, đồng thời tung ra các sản phẩm thực phẩm chức năng kém chất lượng, gây hại đến sức khỏe người dùng.
Pháp luật nước ta đã có các quy định cụ thể về xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng cần đáp ứng quy định của pháp luật, hạn chế việc nhập lậu hàng hóa, kiểm soát được hàng hóa nhập vào thị trường.
Với mục đích đem lại những sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Lưu ý: Một số lưu ý tôi muốn gửi đến các bạn khi làm công bố vì có khá nhiều trường hợp không được đủ điều kiện:
Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan
Kiểm tra giấy tờ, mẫu mã sản phẩm xem có logic chuẩn chỉ với nhau chưa.
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì các doanh nghiệp, cá nhân cần phải công bố lại sản phẩm. Gửi nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền ngay khi có thông báo.
Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ cho đến khi được cấp giấy phép công bố thực phẩm chức năng.
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) bao gồm:
- Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
- Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
- Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
- Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
- Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam chỉ được miễn kiểm tra nếu thuộc các trường hợp nêu trên.