Luật Lao Động Vào Ngày Lễ

Luật Lao Động Vào Ngày Lễ

Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó có những dịp lễ, tết và số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được quy định số ngày nghỉ như sau.

Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó có những dịp lễ, tết và số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được quy định số ngày nghỉ như sau.

Ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Theo như quy định trên, ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có những trách nhiệm theo quy định trên.

Trong đó, không tiến hành bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Tổ chức lễ Phật Đản có phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

Theo như quy định trên, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ Phật Đản chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trên.

Lễ Phật Đản là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành Đạo.

Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950 thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Tại Việt Nam, Lễ Phật Đản 2024 sẽ tổ chức từ thứ 4 ngày 15/5, tức thứ 4 ngày 22/5 Dương lịch.

Theo truyền thuyết Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Ngài đã trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp. Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8/4 hàng năm đã trở thành ngày lễ Phật Đản.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

Một số quốc gia có Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Sau đó, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên mới thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Ngày lễ Phật Đản rất quan trọng đối với các nước theo đạo Phật nói chung và những người theo tôn giáo Phật giáo nói riêng. Đây là ngày nghỉ lễ tại một số Quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Campuchia,Nepal, Sri Lanka,...

Vào những ngày này, các phật tử thường sẽ thực hiện các việc nhằm mục đích vinh danh tam bảo là Phật, Pháp và Tăng. Các hình thức diễn ra như tăng hoa, dâng hương hoặc nghe thuyết giảng phật pháp. Đồng thời các Phật tử còn thực hiện việc từ thiện, tặng quà hoặc phóng sinh,...

Ngày lễ Phật Đản là ngày có ý nghĩa đặc biệt, mang lại niềm vui có nhiều người. Những người có tâm thì thường sẽ làm những việc tốt để tích đức và phổ độ chúng sinh. Còn những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ và được mọi người chia sẻ niềm vui.

Đặc biệt tại một số quốc gia, trong ngày lễ Phật Đản, các hoạt động bán thịt và sát sinh hoặc bán rượu được nghiêm cấm. Điển hình như tại Sri Lanka, các cửa hàng giát mổ sẽ được chính phủ nghiêm cấm và bắt buộc phải đóng cửa vào những ngày này.

Các loại động vật như chim, cá, thú hoang, côn trùng cũng được mọi người phóng sinh như là một sự giải thoát. Đây được cho là sự trả tự do cho các con vật bị cầm tù hoặc tra tấn. Trong những ngày này, các loại động vật sẽ hạn chế bị giết mổ nhất có thể và hầu hết sẽ được thả tự do.

Tại một số quốc gia khác, người dân sẽ thực hiện các nghi thức của địa phương cụ thể như ăn chay, niệm phật và làm nhiều điều tốt. Tại các Quốc gia như Ấn Độ và Nepal người dân sẽ mặc trang phục màu trắng và lên tịnh xá ăn chay, niệm phật. Còn ở hầu hết các Quốc gia tại Châu á đều có các lễ hội như thả đèn hoa đăng cầu nguyện, diễu hành xe hoa và thực hiện nghi lễ tụng niệm một cách trang trọng. Tại Hàn Quốc còn tổ chức lễ hội đèn hoa sen diễn ra tại Yeon Deung Hoe.

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Hải hỏi như sau:

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ, tết, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật này quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300%  x Số giờ làm thêm

- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, 1 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

- Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động. Sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được tính mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ các quy định nêu trên, khi doanh nghiệp huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, cụ thể là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động ít nhất bằng 300% so với tiền lương thực trả theo công việc đang làm ở ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (là ngày nghỉ lễ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động).

Theo luật sư, trừ trường hợp người lao động, tập thể người lao động có yêu cầu, tự nguyện thỏa thuận với doanh nghiệp được đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (ngày 21/4/2021) và chỉ nhận mức lương 100% như ngày làm việc bình thường, để được bố trí nghỉ bù 1 ngày vào ngày 29/4/2021, nối liền với kỳ nghỉ lễ Ngày chiến thắng (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5), Chủ nhật 2/5 (và nghỉ bù thêm thứ Hai 3/5 nếu thứ Bảy 1/5 là ngày nghỉ hằng tuần do trùng ngày Quốc tế lao động) thì tiền lương làm việc vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thực hiện theo thỏa thuận.

Còn trường hợp do yêu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động huy động người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (ngày 21/4/2021) và bố trí cho người lao động nghỉ bù vào ngày làm việc bình thường là ngày 29/4/2021, thì phải thực hiện đúng quy định của Bộ luật Lao động, trả tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ cho người lao động với mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương thực trả theo công việc đang làm ở ngày làm việc bình thường.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) là ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương, người lao động nghỉ lễ đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hay được bố trí nghỉ bù vào ngày khác vẫn được hưởng nguyên lương của ngày lễ đó.

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.