Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu
Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu
– 01 Tờ khai theo mẫu X01 (khai đầy đủ các cột, mục theo hướng dẫn tại phần chú thích của tờ khai).
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền trắng (01 ảnh dán vào khung phía trên tờ khai, 01 ảnh dán vào mặt sau tờ khai).
– Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng. Nếu tạm trú phải xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu do mẹ hoặc cha khai và ký thay; nếu do mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ thực hiện thì nộp kèm bản sao giấy tờ chứng minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp. Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú (hoặc tạm trú) xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.
– Nộp 01 bản sao giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu).
– Trường hợp trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì khai chung vào tờ khai của mẹ hoặc cha (ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm dán vào khung dành cho trẻ em).
HỒ SƠ CẤP LẠI HỘ CHIẾU DO BỊ HƯ HỎNG, BỊ MẤT
- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị.
- Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng: nộp lại cho cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
- Trường hợp hộ chiếu bị mất: nộp kèm đơn báo mất (mẫu X08) hoặc đơn trình bày về việc bị mất hộ chiếu.
HỒ SƠ CẤP LẠI HỘ CHIẾU DO HỘ CHIẾU CŨ SẮP HẾT HẠN HOẶC HẾT TRANG
- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị.
- Hộ chiếu phổ thông còn giá trị.
HỒ SƠ CẤP CHUNG HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG CHO CÔNG DÂN VÀ TRẺ EM DƯỚI 9 TUỔI
- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).
- 02 ảnh của trẻ em, cỡ 3×4, 02 ảnh của cha hoặc mẹ, cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).
- Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em (khi đến nộp xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
- Trường hợp cấp chung 02 trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, sau khi nhập thông tin phải in 02 tờ khai (mỗi tờ tương ứng với thông tin của 01 trẻ em).
- Tờ khai và ảnh của trẻ em phải có xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú.
- Hộ chiếu của cha, mẹ cấp chung với con dưới 9 tuổi có thời hạn 05 năm.
HỒ SƠ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN TRONG HỘ CHIẾU
- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định (X01).
- Hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất 01 năm.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị.
Ngoài ra, đối với từng trường hợp cụ thể cần bổ sung các giấy tờ sau:
+ Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân) thì nộp kèm giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.
+ Trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thì tờ khai do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo.
+ Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì kèm theo hộ chiếu của cha hoặc mẹ.
Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) đã được quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ tài chính.
Tùy từng trường hợp mà mức lệ phí sẽ khác nhau. Vui lòng liên hệ với ACC để hỗ trợ tư vấn chi tiết cho từng trường hợp cụ thể.
Nhận trực tiếp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ bạn yêu cầu.
Trên đây là bài viết Công Dân Làm Hộ Chiếu Ở Đâu Nghệ An. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Khi những trái vải thiều bắt đầu vào mùa thu hoạch chính thì những lô hàng vải sớm đầu tiên của tỉnh Bắc Giang và Hải Dương bằng đường hàng không đã cập cảng Nhật Bản. Từ cách đây nhiều tháng, các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản đã trao đổi và thống nhất với các công ty xuất khẩu của Việt Nam về kế hoạch tiếp tục đưa trái vải tươi Việt Nam vào Nhật Bản trong mùa vụ 2022.
Vào thời điểm mùa hè thì trái vải thiều tươi của Việt Nam là một trong những loại hoa quả nhập khẩu được người tiêu dùng tại Nhật Bản mong chờ nhất. Sau thời gian dài đàm phán kỹ thuật, trái vải tươi Việt Nam được Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa cho phép nhập khẩu kể từ ngày 15/12/2019. Trong hai mùa vụ 2020 và 2021 vừa qua, trái vải tươi Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản rất thành công với lượng nhập khẩu năm đầu tiên đạt khoảng 40 tấn và tăng cao trong năm tiếp theo, đạt khoảng 300-400 tấn. Trái vải Việt Nam chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng tại Nhật Bản, đặc biệt là số lượng lớn cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Nhằm mục tiêu thúc đẩy quảng bá hình ảnh trái vải tươi Việt Nam rộng rãi hơn nữa, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức sự kiện giới thiệu trái vải tươi tại Lễ hội Việt Nam tại Tokyo năm 2022. Lễ hội Việt Nam tại Tokyo được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức thường niên kể từ năm 2008, là một sự kiện nằm trong chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam ở Nhật Bản, qua đó góp phần tăng cường sự giao lưu văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Lễ hội năm 2021 có sự tham gia của hơn 40 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức, thu hút khoảng 30.000 lượt khách tham quan trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Lễ hội Việt Nam tại Tokyo năm 2022 được tổ chức từ ngày 04-05/6/2022, trùng với thời gian vào mùa thu hoạch vải tại Việt Nam.
Sự kiện quảng bá tại Lễ hội sẽ là lần đầu tiên Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và hai doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả uy tín là Công ty CP Xuất nhập khẩu Toàn cầu, Công ty CP Ameii Việt Nam giới thiệu trực tiếp trái vải tươi tới khách tham quan Lễ hội. Cộng đồng người Việt và những người Nhật có tình cảm yêu mến Việt Nam có cơ hội được ăn thử và cảm nhận vị ngon của trái vải, đồng thời có thể mua về làm quà tặng người thân và bạn bè. Thương vụ tin rằng sự kiện lần này sẽ góp phần giúp trái vải tươi Việt Nam ngày càng được biết đến, được đón nhận và được yêu mến hơn tại thị trường Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 7,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản đạt kim ngạch 678,2 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản (490,2 triệu USD, tăng 14%); cà phê (110,1 triệu USD, tăng 45,4%); hàng rau quả (50,1 triệu USD, tăng 7,5%); hạt điều (15,8 triệu USD, tăng 7%); hạt tiêu (6,5 triệu USD, tăng 121%); cao su (5,4 triệu USD, giảm 13,3%)...
Nhật Bản là quốc gia có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Trong năm 2022 Cơ quan Hải quan Nhật Bản đưa ra yêu cầu kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng vải từ Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, cơ quan này đã thông báo thông tin này tới các cơ quan hữu quan trong nước để nhanh chóng khuyến cáo tới các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng trái vải đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của Nhật Bản, cho nên chỉ có những trái vải thực sự chất lượng mới có thể thâm nhập thị trường này. Giá thành trái vải vì thế cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Nắm bắt được thông tin về việc Nhật Bản sẽ gia tăng mức độ và tần suất kiểm dịch, các công ty sản xuất và xuất khẩu trái vải đã có sự chủ động trao đổi, thống nhất cùng nỗ lực làm việc một cách cẩn thận, chắc chắn nhằm đảm bảo trái vải tươi có thể tiếp tục được nhập khẩu vào Nhật Bản một cách ổn định, bền vững và lâu dài.
Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, các công ty Việt Nam và các đối tác Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao các công nghệ bảo quản mới của nước ngoài, giúp quả vải có thể giữ nguyên được màu sắc, hương vị trong thời gian lâu hơn so với trước đây. Bên cạnh đó các hợp tác xã sản xuất và người nông dân cũng chú trọng thực hiện quy trình quản lý chất lượng trong mọi khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hái để đảm bảo chất lượng sản phẩm; quả vải sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế ngay trong vòng 3 tiếng tiếp theo để đảm bảo giữ được độ tươi ngon. Trái vải cũng được đóng gói bắt mắt vào các bao bì với khối lượng khác nhau theo túi 1kg, 2kg hay 5kg nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng như tiêu dùng cá nhân hoặc gia đình, mua làm quà tặng cho bạn bè, đối tác…
Lô vải thiều do Công ty CP Ameii Việt Nam xuất khẩu lên đường sang Nhật Bản từ đêm 22/5 và đến Nhật Bản vào sáng 23/5. Đây cũng là lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong năm 2021.
Theo báo Hải Dương, đại diện Công ty cho biết trong đêm 23/5, Công ty tiếp tục xuất khẩu lô vải thiều thứ 2 sang thị trường này.
Tiếp đó, theo kế hoạch và yêu cầu của phía Nhật Bản, từ ngày 24/5, mỗi ngày Công ty sẽ xuất khẩu 5 tấn vải thiều Thanh Hà sang Nhật.
Từ năm 2020, Nhật Bản chính thức chấp thuận nhập khẩu quả vải tươi của Việt Nam. Công ty CP Ameii Việt Nam là một trong những đơn vị xuất khẩu thành công vải vào thị trường Nhật Bản. Ngay trong năm 2020, đơn vị đã xuất khẩu khoảng 30 tấn vải sang Nhật Bản.
Trong vụ vải năm nay, ngoài xuất khẩu khoảng 300 tấn vải thiều sang thị trường Nhật Bản, Công ty đã lên kế hoạch xuất khẩu từ 700 - 1.000 tấn vải sang các thị trường khác như Singapore, Mỹ, Australia... Vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý từ cnăm 2007, được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là sản phẩm uy tín, chất lượng nhiều năm liền.