Khi tìm hiểu về dân tộc Thái, có rất nhiều nguồn tài liệu giới thiệu về dân tộc này. Lịch sử của dân tộc Thái khá phức tạp nên bài viết này chỉ tập trung giới thiệu những nét đặc sắc nhất. Ngoài ra, nếu muốn hiểu hơn về người Thái, du khách có thể về các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để trải nghiệm cuộc sống như người bản địa.
Khi tìm hiểu về dân tộc Thái, có rất nhiều nguồn tài liệu giới thiệu về dân tộc này. Lịch sử của dân tộc Thái khá phức tạp nên bài viết này chỉ tập trung giới thiệu những nét đặc sắc nhất. Ngoài ra, nếu muốn hiểu hơn về người Thái, du khách có thể về các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để trải nghiệm cuộc sống như người bản địa.
Khi dành thời gian tìm hiểu về dân tộc Thái, bạn sẽ thấy đây là một dân tộc làm nông nghiệp khá giỏi. Họ chủ yếu phát triển cuộc sống bằng nghề trồng lúa nước, làm nương rẫy và nuôi các loại gia súc, gia cầm. Ngoài ra, người Thái còn làm gốm, đan lát, dệt vải,… Có dịp khám phá bản Lác ở Mai Châu Hòa Bình, bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống của người dân nơi đây.
Đi thăm những bản làng đẹp của người Thái, bạn sẽ thấy họ sinh sống trong những ngôi nhà sàn rất đẹp. Kiến trúc nhà sản được xây dựng với nóc hình mai rùa, nhà có lan can cẩn thận, có khung cửa sổ trang trí rất độc đáo. Đặc biệt, người Thái Đen còn đặt tên riêng cho các gian nhà.
Tùy vào địa bàn cư trú mà người Thái thường xây nhà ở vị trí dưới khu vực chân núi. Xung quanh là ruộng lúa, là vườn cây xanh tươi mướt mát rất đẹp. Giữa phong cảnh hữu tình của những vùng núi cao, nếp nhà người Thái hiện lên với vẻ đẹp bình yên, mang lại cảm giác rất thư thả, thoải mái cho du khách.
Càng tìm hiểu về dân tộc Thái, du khách càng nhận ra nhiều điều hay ho và thú vị của họ. Trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, người Thái là một dân tộc rất thích ca hát, nhảy múa, làm thơ, đệm đàn. Họ có điệu múa xòe, múa sạp rất nổi tiếng, trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Đặc biệt, đây cũng là dân tộc có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ trong năm. Tiêu biểu là lễ hội hoa ban để cầu mưa, cầu phúc cho người dân. Bên cạnh đó còn có lễ hội cơm mới, cầu mưa, cầu mùa,… với nhiều hoạt động tưng bừng, nhộn nhịp. Có dịp du lịch Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên,… du khách sẽ có cơ hội tham gia những lễ hội đặc biệt này.
Tham dự các lễ hội của người Thái, bạn còn được chiêm ngưỡng các thiếu nữ Thái diện trang phục truyền thống rất đẹp. Mỗi nhóm nhỏ trong cộng đồng dân tộc Thái sẽ có trang phục với dấu ấn riêng. Tuy nhiên về cơ bản, họ sẽ mặc váy đen không hoa văn, kết hợp với áo ngắn hoặc áo dài có cúc áo đẹp. Đặc biệt, người dân tộc Thái còn nổi tiếng với chiếc khăn piêu đội đầu được dệt kỳ công, tinh xảo.
Về văn hóa tâm linh, người Thái cho rằng con người sau khi chết đi sẽ tiếp tục “sống” ở một thế giới khác. Đám tang là một lễ để tiễn người chết về với “Mường Trời”. Người chết sẽ được chôn trong rừng – nơi có nhà mồ và nấm mộ rất chỉn chu. Về cơ bản, quan niệm tâm linh này cũng giống như nhiều dân tộc khác tại Việt Nam.
Khi về thăm các bản làng của người Thái ở miền núi phía Bắc nước ta, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những món ngon truyền thống. Một số món ngon nổi tiếng mà du khách cực yêu thích chính là cơm lam, nộm hoa ban, canh bon, nậm pịa, nộm rau dớn, rêu đá nướng, pa pỉnh tộp,… Mỗi món ăn với hương vị thơm ngon đặc trưng chắc hẳn sẽ khiến du khách nhớ mãi.
Tỉnh Uỷ Thái Nguyên - Trường Chính Trị http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/uploads/banners/logo.png
Chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam là những quyết sách của Đảng, Nhà nước tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh nhằm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các vùng và các dân tộc ở Việt Nam.
Hiệu quả từ các chính sách dân tộc
Thời gian qua, Vĩnh Long đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, qua đó, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer có nhà ở ổn định. Đặc biệt, đã có nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tích cực đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo vùng dân tộc. Trong đó, xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) là xã có đông đồng bào Khmer (chiếm 46%). Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách và dự án đầu tư phát triển, đời sống đồng bào Khmer Tân Mỹ đã thay đổi đáng kể. Với phương châm “trao cần câu hơn trao con cá”, các chính sách đã tạo động lực để người dân tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Là hộ được thụ hưởng chính sách từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh Thạch An, ở ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ đã biết tận dụng tốt các nguồn vốn vay, gia đình anh từng bước có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Anh Thạch An kể: “Trước đây, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, cuộc sống bấp bênh do không có công việc ổn định. Chúng tôi có 1.000m2 đất nhưng đã “cầm cố” nên phải đi làm thuê. Năm 2018, được chính quyền hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng nên gia đình tôi có tiền thu hồi lại đất để trồng cỏ, đồng thời, mua 2 con bò sinh sản về nuôi. Không chỉ được hỗ trợ vốn sản xuất, chúng tôi cũng được hỗ trợ kinh phí xây nhà. Đến nay, căn nhà đã hoàn thành, bò cũng đã sinh sản được 4 lứa. Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi đã ổn định, vừa có được vốn để trả tiền vay, vừa có cơ hội tiếp tục phát triển kinh tế gia đình”.
Ở ấp Sóc Rừng (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) có hộ anh Thạch Đa Ra, bên cạnh trồng lúa, anh còn học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất lúa. Nhờ chịu khó học hỏi, anh thu được hiệu quả khá ổn định, nhờ vậy mà không chỉ trả hết nợ vay ngân hàng, còn mua thêm 3.000m2 đất để mở rộng quy mô sản xuất.
Theo ông Cao Thành Giang, Chủ tịch UBND xã Loan Mỹ: Những năm qua, xã Loan Mỹ đã vận động chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa không hiệu quả sang phát triển kinh tế vườn, trồng cây màu được 64,3ha, phát triển được nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả khá tốt, tăng giá trị lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa, tăng thu nhập bình quân 43 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, để giúp đồng bào dân tộc nâng cao hiệu sản xuất, xã đã phối hợp mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế như: Nuôi bò, trồng nấm rơm, trồng sen, đưa cây màu xuống ruộng...
"Năm 2022, xã xây dựng 44 căn nhà giúp đồng bào, hỗ trợ vay vốn hơn 3,5 tỷ đồng, kéo nước máy cho 30 hộ khó khăn. Mục tiêu sắp tới, chúng tôi sẽ giúp bà con ổn định sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững” - ông Cao Thành Giang khẳng định.
Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho đồng bào Khmer. Những chính sách thiết thực được triển khai kịp thời đã tạo “chiếc cần câu” giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer tiệm cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Hiệu quả mang lại rõ rệt khi đã khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, không chỉ nâng cao đời sống gia đình, mà còn góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, ông Thạch Dương cho biết: Năm 2022, tổng kinh phí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh hơn 16 tỷ đồng để thực hiện 8 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vĩnh Long đã hỗ trợ nước sinh hoạt cho 239 hộ DTTS với kinh phí 718 triệu đồng; đầu tư triển khai 8 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS ở hai xã Tân Mỹ và Trà Côn (huyện Trà Ôn), với tổng kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng; đầu tư dự án phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổng kinh phí thực hiện 5,5 tỷ đồng...
Đặc biệt, MTTQ Việt Nam các cấp đã triển khai xây dựng 307 căn nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc Khmer, trị giá hơn 15 tỷ đồng. “Tính đến cuối năm 2022, theo tiêu chí đa chiều, Vĩnh Long còn 5.906 hộ nghèo (chiếm 2,01%), hộ cận nghèo còn 10.046 hộ (chiếm 3,42%); trong đó, hộ nghèo DTTS là 936 hộ (chiếm 10,12% so với hộ DTTS), hộ cận nghèo DTTS là 886 hộ (chiếm 9,57% so với hộ DTTS)” - ông Dương nói.
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, Vĩnh Long được triển khai thực hiện 8 dự án, với tổng kinh phí thực hiện trên 103 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 83,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là trên 13 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là trên 4 tỷ đồng, vốn huy động khác là 2 tỷ đồng.
Chia sẻ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Chương trình đề ra các mục tiêu đến năm 2025 là phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 2%/năm; trên 50% số xã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS...
Thông qua các chính sách đầu tư đã có tác động lớn, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer tỉnh Vĩnh Long ngày càng được cải thiện. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy, người đã có kỹ năng trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hiện nay, theo thống kê, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc.
Có 188 chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc (là các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi).
Phân theo lĩnh vực kinh tế - xã hội gồm 9 nhóm chính sách:
- Chính sách phát triển kinh tế bền vững có 52 chính sách dân tộc, trong đó có 8 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm có 25 chính sách dân tộc, trong đó có 13 chính sách dành riêng cho đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có 9 chính sách dân tộc, trong đó có 01 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách văn hoá, thể thao, du lịch có 9 chính sách dân tộc, trong đó có 01 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý có 10 chính sách dân tộc, trong đó có 4 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách về bình đẳng giới, trẻ em có 05 chính sách dân tộc, trong đó có 02 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách đối với tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có uy tín có 20 chính sách dân tộc, trong đó có 9 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách hợp tác quốc tế về công tác dân tộc có 01 chính sách dân tộc dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
- Chính sách quốc phòng, an ninh có 3 chính sách dân tộc, trong đó không có chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Uỷ ban Dân tộc chủ trì, chỉ đạo 25 chính sách; các bộ, ngành khác chủ trì, chỉ đạo 111 chính sách.
Phân theo phạm vi đối tượng chính sách có 38 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; 98 chính sách áp dụng chung cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Đáng chú ý là bên cạnh tiếp tục thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Quốc hội Khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án tổng thể; Quốc hội khoá XV ban hành Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, với 10 dự án thành phần nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung, tích hợp nhiều nội dung chương trình, dự án, chính sách; là sự kiện nổi bật, trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân tộc, bởi lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Tại phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Ngày 28-11-2013, với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị, pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập pháp của nước ta, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các vị đại biểu Quốc hội, phản ánh được ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân".
Hiến pháp vừa được thông qua là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, hội nhập quốc tế. Là đạo luật gốc, định hướng những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, về bảo vệ Tổ quốc, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hiệu lực thi hành của Hiến pháp bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.
Tại Điều 5, Hiến pháp quy định:
- "Nước CHXHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát trỉển với đất nước".
Như vậy, việc tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng các dân tộc trong Hiến pháp càng có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì: sự khẳng định đó rất thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam, được đồng bào các dân tộc thiểu số hân hoan đón nhận với niềm tự hào và càng thấy được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, góp phần động viên toàn dân thực hiện Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp.
Sự bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tham gia bảo vệ Tổ quốc; mỗi người dân các dân tộc thiểu số có quyền sống, làm việc theo pháp luật; ngoài quyền ứng cử, còn có quyền bầu cử những người thay mặt mình tham gia vào cơ quan đại diện của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, mỗi người dân đều bình đẳng trước pháp luật về hình sự, dân sự, kinh tế, luật nghĩa vụ quân sự... Như vậy, quyền bình đẳng này đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của bản chất ưu việt chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta; thể hiện rõ ràng, kiên định là: Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Đảng ta, Nhà nước ta đã dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền các dân tộc nên đã có chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn, những nội dung quy định trong Hiến pháp là thể chế các nguyên tắc cơ bản: các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển, các nội dung này không tách rời mà có quan hệ khăng khít với nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau trong quá trình phát triển, có thực sự bình đẳng thì mới càng phát huy được tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Đoàn kết, tương trợ không phải chỉ bằng lời nói mà là đoàn kết, tương trợ thực sự vì đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu, được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, các dân tộc sống chết có nhau, no đói giúp nhau, chia sẻ cho nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, cùng giúp nhau vốn liếng, kinh nghiệm sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như Bác Hồ hằng mong muốn để các dân tộc cùng phát triển. Sự tôn trọng nhau và không kỳ thị dân tộc được thể hiện rất sinh động về việc các dân tộc cùng nhau kiên trì thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Nhà nước hỗ trợ, chăm nom cẩn thận các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc còn ít người ở các vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn. Các chính sách đó được thực hiện toàn diện cả lĩnh vực phát triển về kinh tế, hỗ trợ về vốn, giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. Nhà nước hỗ trợ việc học tập, nâng cao kiến thức, trình độ dân trí, giúp đỡ đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chăm lo các lĩnh vực y tế, sức khỏe sinh sản, chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số. Về văn hóa - xã hội: các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Ngoài các chính sách chung của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đã động viên, tạo điều kiện để các tổ chức thành viên, các hội viên và cả cộng đồng giúp đỡ các dân tộc thiểu số, để các dân tộc phát huy nội lực vươn lên cùng phát triển với đất nước.
Từ thực tế kết quả đã thực hiện các Hiến pháp trước đây, nay kế thừa để tiếp tục thực hiện Hiến pháp: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, với ý thức vươn lên, không cam chịu đói nghèo, các dân tộc thiểu số đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nhiều chương trình mục tiêu đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số thực sự hỗ trợ, hướng dẫn đồng bào các dân tộc vươn lên tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, sự nghiệp y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ. Đặc biệt Nhà nước đã thực hiện những chính sách đặc thù chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nên đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đã trưởng thành, có tri thức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu vận động đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nông thôn mới bền vững, chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bảo vệ cuộc sống yên vui cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ sự tôn trọng nhau, cùng nhau giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc lại càng tôn vinh các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng dân tộc Việt Nam, càng củng cố, tăng cường tình đoàn kết bền chặt. Đồng bào các dân tộc không nghe theo kẻ xấu kích động, chia rẽ đoàn kết các dân tộc, không phân biệt xuôi ngược, không trông chờ, ỷ lại mà đồng sức, đồng lòng bảo vệ thành quả cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.
Thể chế và thực hiện nhất quán chính sách dân tộc, Hiến pháp đã ghi rõ Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo. Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Quốc hội có Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, là cơ quan mang tính đại diện cho các dân tộc trong Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội là dân tộc thiểu số đều tham gia cơ quan này. Hội đồng Dân tộc có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Dân tộc nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để đảm bảo triển khai Hiến pháp, các chính sách dân tộc và các Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư cho vùng dân tộc, miền núi có hiệu quả: Tại các phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về thực hiện chính sách dân tộc. Mối quan hệ này khẳng định vai trò, vị trí của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tạo điều kiện để Hội đồng Dân tộc nắm bắt trực tiếp việc điều hành của Chính phủ, trực tiếp góp ý kiến tại phiên họp Chính phủ, phản ánh kịp thời việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này với Quốc hội. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền mời thành viên Chính phủ, cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc.
Ngoài ra, trong cơ cấu Chính phủ có Ủy ban Dân tộc của Chính phủ là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện Hiến pháp, pháp luật, theo dõi kiểm tra vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng hệ thống, chỉ tiêu, bộ dữ liệu về dân tộc thiểu số; điều tra nghiên cứu tổng hợp về tên gọi, về phong tục tập quán các dân tộc thiểu số; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật trong lĩnh vực dân tộc; lắng nghe giải quyết nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số... theo quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Càng nghiên cứu sâu sắc từng điều của Hiến pháp, các dân tộc càng thấy tự hào về Đảng ta, về Bác Hồ, về Nhà nước ta; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, sự chăm lo kiên trì của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, cùng với sự cố gắng vươn lên, đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam mới có cuộc sống như ngày hôm nay. Do đó, các dân tộc thiểu số càng thấy sâu sắc hơn trách nhiệm trong việc thực hiện Hiến pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội
Tìm hiểu về dân tộc Thái ở Việt Nam để hiểu hơn về những đặc điểm văn hóa truyền thống lâu đời, để thêm yêu và tự hào về 54 dân tộc anh em của Việt Nam.