Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Khóa Dạy Học In Lụa Áo Thun Chuyên Sâu-Tốt Nhất Thị Trường Việt Nam-Học Tại TPHCM
Học Nghề In Bao Bì, Túi Giấy – Túi Nilong, Ly Nhựa Tại TPHCM
Khóa Học In Thiệp Cưới, In được Ngay Trong Khóa Học Tại TPHCM
Dạy Nghề In Lụa Trên Áo Thun, Vải… Kết Hợp Công Nghệ In Máy
1. Khung lụa: nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo --> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng - quan trọng lắm đấy.. 2. Loại lụa: mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau) 3. bàn in lụa: mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra - đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua. 4. Dao gạt mực (dao mực): mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000) 5. Máng tráng keo: mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt - nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất. 6. Bàn chụp lụa: riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc - hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không - giống như là contact phim quang cơ đó - đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy - nhưng theo mình thì không nên). 7. về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa. Các loại hóa chất: 8. keo chụp bản, gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn - có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được). 9. mực in: đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực ofset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền. 10. Kem in: mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá). 11. Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,.... từ từ hẳn mua. 12. Các chất tẩy khung: - dầu ông già: 1 lít - thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước) - axit oxalic: 1 kg --------------------------------------------------- 1. Về mặt nguyên lý: In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in. Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa
Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới. 2. Quá trình chế tạo khuôn in lụa: Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản? Đây là hình minh họa quá trình phơi bản cho in lụa
Quá trình phơi bản bao gồm: 1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo. 2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt (trong hình trên: phim=artwork). 3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng --> không bị cô cứng. 4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới --> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim. Giải thích: Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không ta trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217. THỰC HÀNH IN LỤA - HƯỚNG DẪN CƠ BẢN 1. Chuẩn bị đổ nghề, nguyên vật liệu: Hình ảnh một số đồ nghề in lụa
2. Hướng dẫn từng bước: Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau: I. Thiết kế --> In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới) II. Chuẩn bị khung, pha keo --> Chụp bản --> Pha mực --> In thử, canh tay kê --> In sản lượng --> Rửa khung. a. Nấu keo: Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A. Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác). Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ b. Pha keo: Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì ...không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được. ------------------------------- Pha keo: Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt --> nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ..... cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá - khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ - nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A (theo khoalt đó) Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy - che lại (để tránh sáng và bụi bẩn). Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng. ------------------------------ Tẩy khung in lụa (dành cho loại khung chụp keo PVA) Bước 1: Dùng... bất cứ thứ gì, vét hết mực còn lại trong khung. Sau đó dùng giẻ tẩm dầu hôi (hoặc xăng), chùi sạch mực trên khung (nếu kỹ thì chùi bằng xà bông OMO trước, dùng xăng hay dầu hôi sau, sẽ sạch hơn + tiết kiệm hơn). Nếu thấy mực chưa ra hết có thể dùng thêm dầu ông già (Xiclohexanol) để tẩy. Công đoạn này nhằm làm sạch mực, vết băng keo, sơn móng tay,... trên khung. Bước 2: Rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng giẻ ướt thấm & xoa đều lên khung cho nó "thấm" vào keo PVA. Bước 3: Rắc axit oxalic lên khung, dùng giẻ ướt xoa đều & mạnh tay. Keo PVA sẽ tróc ra & rửa trôi đi. Sau đó rửa lại bằng nước. Lặp lại bước 2 & 3 cho đến khi sạch keo trên khung. Sau đó đem khung ra phơi nắng cho khô. Chú ý là thuốc tím & axit có thể hòa tan vào nước để sử dụng cũng được thay vì dùng dạng rắn. Chú ý là sau khi in xong phải đem rửa & tẩy khung liền, đừng làm biếng đợi sang hôm sau vì khi mực đã khô trên khung thì phương pháp tốt nhất là đem quăng, mua khung mới. -------------------------- Bước 1: Tráng keo Dùng máng tráng keo để thực hiện, nguyên lý như sau
Rót một ít keo vào máng tráng keo và tráng lên 2 mặt khung theo hình sau
(Chú ý hình minh họa dùng keo Ulano có màu hồng, thực tế khi xài keo PVA 217 + bicromat thì có màu vàng của Number 1) Nếu không có máng tráng keo thì dùng 1 cái card visit cũng được, tuy nhiên sẽ lâu hơn & khó tráng đều hơn. Lớp keo sau khi tráng phải đều, không bị sọc, óc trâu là được. Sau khi tráng, dùng máy sấy tóc sấy khô keo (chú ý là sấy khô chứ không phải sấy cho cháy luôn ) rồi tiến hành bước 2. ---------------------- Bước 2: Chụp bản. Đây là lúc quan trọng nhất, quyết định 50% sự thành công. Nếu mới làm lần đầu thì cần làm nhiều lần để được kết quả ưng ý nhất. Cách làm như sau: - Đặt phim lên mặt bàn chụp - Áp khung lên phim, canh chỉnh vị trí cho phù hợp. Lúc này lòng khung sẽ quay lên phía trên. đèn chụp thì nằm dưới, ok? - Lót tấm vải đen lên mặt trong của khung. Tác dụng của nó là không cho ánh sáng phản xạ ngược trở lại vào phần tử in trên khung làm bít khung. - Đặt tấm xốp đè lên tấm vài, mặt nào phẳng hơn thì nằm dưới. Tác dụng là tạo ra lực ép đều lên mặt khung. - Đặt tấm kính lên tấm xốp - Dằn cục đá lên trên cùng, càng nặng càng tốt nhưng coi chừng nặng quá đổ bể tùm lum.
Sau khi dàn xếp xong xuôi, bật đèn để bắt đầu chụp. Canh thời gian (bằng giây). Thông thường chụp từ 3-5 phút, tuy nhiên tùy vào đèn đuốc, keo,... mà canh chỉnh thời gian phù hợp. Sau khi đủ thời gian, tắt đèn, lấy khung mang ra vòi nước để tẩy khung. Soi dưới ánh đèn để xem kết quả, các nét phải sáng đều, đường biên sắc cạnh là được.
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.