Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Để đạt được mức lương hưu tối đa như trên, người lao động cần đóng BHXH trong một khoảng thời gian xác định. Cụ thể, khoảng thời gian này có sự khác biệt giữa lao động nam và lao động nữ như sau:
(1) Đối với lao động nam: Người lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được xác định bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Như vậy, người lao động nam cần đóng 35 năm BHXH mới được hưởng lương hưu tối đa (75%).
(2) Đối với lao động nữ: Người lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa là 75%.
Như vậy, lao động nữ sẽ cần đóng 30 năm BHXH để được hưởng lương hưu tối đa (75%).
Tóm lại, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu tối đa sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì cần đóng BHXH ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ về số năm đóng BHXH cần thiết để được hưởng lương hưu và các quy định liên quan. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả trả lời thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu để có kế hoạch tham gia BHXH hợp lý, đảm bảo cuộc sống an nhàn sau khi nghỉ hưu. Mọi vấn đề liên quan còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Bộ Tài chính đã lập kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu, trong đó có Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott
Cụ thể, các đối tượng giám sát gồm: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC); Tập đoàn Bảo Việt (BVH).
Phương thức giám sát là giám sát trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và giám sát gián tiếp (theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu).
Trong đó, nội dung giám sát đối với Vietlott được thực hiện theo phương thức giám sát gián tiếp, gồm các nội dung:
Thứ nhất, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ hai, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Thứ ba, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Thứ tư, giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ năm, giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
Thứ sáu, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật lao động.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Vietlott cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh đạt 4.958 tỷ đồng so với con số 4.063 tỷ đồng của năm 2021. Với doanh thu chưa có thuế xổ số tự chọn số điện toán đã mở thưởng là 4.958 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày Vietlott thu về 13,5 tỷ đồng từ bán vé.
Giá vốn hàng bán tăng theo dẫn đến lợi nhuận gộp còn 283 tỷ đồng tăng 73 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, chi phí tài chính cũng ghi nhận 42 tỷ đồng trong khi năm ngoái không có khoản nào, dẫn tới Vietlott báo lãi thuần 251 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản thuế phí, lãi sau thuế của Vietlott là 208 tỷ đồng tăng mạnh hơn 30% so với kết quả của năm 2021.
Năm 2022, Vietlott chi 3.430 tỷ đồng trả thưởng, tăng mạnh so với năm 2021 và chi hơn 500 tỷ đồng trả hoa hồng đại lý xổ số tự chọn số điện toán.
Tổng cộng tài sản của Vietlott tính đến cuối năm 2022 là 1.166 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với con số đầu năm. Vốn chủ sở hữu giảm từ 544 tỷ đồng về còn 521 tỷ đồng.
Mặc dù sở hữu lượng vốn lớn, song Vietlott không đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết nào. Doanh nghiệp nhà nước này hiện đang có 700 tỷ đồng tiền mặt gửi tại các Ngân hàng để lấy lãi.
Ở bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy, Vietlott đang âm dòng tiền kinh doanh 5,6 tỷ đồng trong khi năm ngoái con số này dương 360 tỷ đồng. Chủ yếu do thay đổi các khoản phải thu, các khoản phải trả. Dòng tiền kinh doanh được xem là mạch máu của doanh nghiệp, mặc dù ghi nhận lãi tăng mạnh nhưng Vietlott lại đang cạn kiền dòng tiền.
Về lương thưởng cho lãnh đạo, năm 2022, Vietlott chi 3,7 tỷ đồng tiền lương thưởng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện, Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm 6 người: ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Công ty; ông Nguyễn Thanh Đạm - Tổng giám đốc; ông Phạm Quang Huy, ông Võ Quang Vinh, ông Phạm Ngọc Tú và ông Đào Đình Thi đều là Phó Tổng giám đốc. Ngoài ra, còn có một Kế toán trưởng.
Như vậy, với 7 lãnh đạo như trên, trung bình mỗi sếp Vietlott thu về 528 triệu đồng trong năm 2022 tương đương trung bình mỗi lãnh đạo nhận về 44 triệu đồng một tháng. Con số này tương đương với mức nhận được của năm 2021 là 45 triệu đồng/lãnh đạo/tháng.
Hiện nay, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được xác định theo công thức dưới đây:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu (1) x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH (2)
Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định theo số năm đóng BHXH, tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH tự nguyện) tùy thuộc vào tiền lương hoặc thu nhập đóng hàng tháng của người lao động, và nhân với hệ số trượt giá tương ứng.
Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa mà người lao động nhận được là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.
Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu có sự khác biệt giữa đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, việc nắm rõ quy định về đối tượng đóng BHXH sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện đóng BHXH theo đúng quy định. Đối tượng tham gia BHXH theo Điều 2, Luật BHXH năm 2014 bao gồm:
(1) Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Người lao động ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
- Người ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công an…
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an…
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người làm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị xã, phường, thị trấn…
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
(2) Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có thuê mướn và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH năm 2014, để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng số năm đóng BHXH ít nhất 20 năm kể cả nam và nữ, hoặc có từ đủ 15 năm đến 20 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Những đối tượng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
(3) Người tham gia gia BHXH tự nguyện: Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 73, Luật BHXH năm 2014, sửa đổi bởi điều 219, Bộ luật lao động 2019, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện sau:
Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Người lao động đóng đủ 20 năm BHXH trở lên.
Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A năm nay 49 tuổi. Ông A chưa có bất kỳ khoảng thời gian tham gia BHXH nào. Hiện ông A muốn đóng BHXH. Vậy đóng bao lâu sẽ được hưởng lương hưu?
Trả lời: Ông Nguyễn Văn A năm nay 49 tuổi, tuổi về hưu là 62 tuổi. Do ông A chưa từng có bất kỳ khoảng thời gian tham gia BHXH nào, nên ông sẽ phải tham gia đủ 20 năm BHXH mới được nhận lương hưu.
Theo quy định trên, nếu ông A tham gia BHXH từ năm 49 tuổi, đến năm 62 tuổi là 13 năm theo các phương thức đóng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 5 năm, sau đó có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu (cụ thể là 7 năm) thì sẽ được làm thủ tục hưởng lương hưu.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động