Bạch Tuộc Thái Bình Dương Khổng Lồ

Bạch Tuộc Thái Bình Dương Khổng Lồ

Mới đây tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan Ocean Cleanup sắp giới thiệu hệ thống làm sạch đại dương đầu tiên mang tính khả thi cao. Hệ thống xử lý này có quy mô, kích cỡ khổng lồ với chiều dài 610m và đặt tại Alameda, California. Vai trò của mô hình xử lý này như rào chắn rác trải dài có khả năng xử lý một số lượng lớn rác thải tại Thái Bình Dương.

Mới đây tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan Ocean Cleanup sắp giới thiệu hệ thống làm sạch đại dương đầu tiên mang tính khả thi cao. Hệ thống xử lý này có quy mô, kích cỡ khổng lồ với chiều dài 610m và đặt tại Alameda, California. Vai trò của mô hình xử lý này như rào chắn rác trải dài có khả năng xử lý một số lượng lớn rác thải tại Thái Bình Dương.

Đảo rác thải nhựa ở Thái Bình Dương

Các nhà nghiên cứu cho biết có ít nhất 79.000 tấn rác thải nhựa trôi nổi ở Thái Bình Dương. Quy mô này cao gấp 4 – 6 lần so với nghiên cứu năm 2014. Với diện tích 1,6 triệu km2 nằm giữa 2 khu vực Hawaii và California với nhiều mảnh vụn nhỏ trôi nổi từ các hạt vi nhựa đến loại rác có kích thước lớn hơn.

Nhiều dụng cụ từ các tàu thuyền đánh cá như dây thừng, lưới đánh cá, thùng xốp hay túi nilon theo các dòng hải lưu cuốn và tích tụ tại đây.

Kết quả tìm hiểu và phân tích thì mật độ rác thải phân bổ ở khu vực rìa đảo là 1kg/km2 và tăng lên 100 kg/km2 ở khu vực trung tâm đảo. Khối lượng rác thải nhựa ở đây có thể xuất phát từ trận sóng thần ở Tohoku (Nhật Bản) vì có đến 1/3 những vật thể thu thập tại đây đều có xuất xứ sản xuất tại Nhật Bản.

Các hạt vi nhựa là sản phẩm xuất phát từ các nguồn thải lớn. Gần đây các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mẫu vi nhựa được tiêu hóa bởi các loại rùa biển, ở cá voi (60%) và các loài chim biển (60%). Mỗi ngày dự kiến đại dương sẽ tiếp nhận các nguồn vi nhựa trong nguồn nước. Ước tính đến năm 2050, lượng nhựa trong đại dương nhiều hơn sản lượng cá trên toàn thế giới.

Xem thêm về công nghệ xử lý nước thải mbr!

Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến các loài chim biển

Ước tính có đến 700 loài cá biển, động vật biển và chim biển có nguy cơ tuyệt chủng vì rác thải nhựa. Có ít nhất 267 loài đã bị ảnh hưởng, 84% rùa biển, khoảng 44% chim biển và 43% động vật biển có nguy cơ chết vì ăn rác thải nhựa, nghẹt thở, nhiễm trùng hoặc bị vướng víu vì rác.

Người ta cho các loài chim biển chứa đến 90% nhiều mảnh nhựa trong bụng, có khả năng chúng ăn mảnh nhựa trôi nổi trên mặt biển và số lượng này đang tăng lên đáng kể.

Các loài chim biển này có lượng nhựa trong dạ dày chiếm đến 8% trọng lượng cơ thể của chúng, người ta phát hiện có khoảng 200 mảnh nhựa trong một con chim biển. Trong khi đó, nhựa có thuộc tính rất khó phân hủy, con người nuốt phải cũng gây ra nhiều nguy hiểm đối huống chi các loài chim biển.

Rạn san hô khổng lồ trên Thái Bình Dương

Các nhà khoa học vừa phát hiện một rạn san hô nguyên sơ khổng lồ, có hình dạng giống bông hoa hồng và dường như chưa bị tác động của tình trạng biến đổi khí hậu ở ngoài khơi đảo Tahiti, phía Nam Thái Bình Dương.

Theo UNESCO, quần thể san hô này có chiều dài lên đến 3km và chiều rộng 64m. Đây là một trong những quần thể san hô lớn nhất hiện nay trên thế giới.

Quần thể san hô này được phát hiện ở vùng biển sâu 30-65m và vẫn đang phát triển tốt. Đa số các rạn san hô được biết đến hiện nay nằm ở độ sâu 25m.

Bà Laetitia Hedouin - Nhà sinh vật biển Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp: “Các rạn san hô ở các vùng biển sâu hơn có thể được bảo vệ tốt hơn trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Việc khám phá ra rạn san hô nguyên sơ ở Tahiti có thể truyền cảm hứng cho nỗ lực bảo tồn các rạn san hô trong tương lai.”

Đảo Tahiti thuộc Quần đảo Polynesia của Pháp. Năm 2019, các rạn san hô ở quần đảo này bị tẩy trắng đáng kể do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Cua khổng lồ thống trị hòn đảo Nam Thái Bình Dương

Nổi tiếng là “đảo rác” lớn nhất thế giới, đảo rác thải nhựa nằm “hiên ngang” giữa lòng Thái Bình Dương đã có quy mô rộng gấp 3 lần diện tích nước Pháp. Đây chắc hẳn là con số ấn tượng đối với nhiều người muốn tìm hiểu về đảo rác thải này.

Phương pháp xử lý môi trường nào được áp dụng để dọn sạch rác tại đây! Cùng Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Sinh vật ven biển xuất hiện ở biển khơi

Không giống như các chất hữu cơ có thể phân hủy và chìm xuống trong vài tháng hay nhiều nhất vài năm, rác thải nhựa có thể nổi trên biển trong một thời gian dài hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật tồn tại và sinh sản trong nhiều năm.

Bà Linsey Haram, nhà khoa học ở Viện Lương thực và Nông nghiệp quốc gia (Mỹ) và cũng là người đứng đầu của nghiên cứu này, chia sẻ với CNN rằng: "Chúng tôi rất bất ngờ khi tìm thấy số lượng lớn các loài sinh vật biển trên 70% số mảnh vụn thu thập".

Bà Haram cùng đồng nghiệp khảo nghiệm 105 vật mẫu nhựa được thu thập ở vùng rác thải Thái Bình Dương từ tháng 11.2018 đến tháng 1.2019. Họ xác định 484 sinh vật biển không xương, thuộc 46 loài khác nhau trên các vật mẫu, trong đó 80% là các sinh vật thường sống ở môi trường ven biển.

"Phần lớn các loài sinh vật mà chúng tôi tìm thấy là các loài ven biển, chứ không phải là các loài sinh vật biển khơi mà chúng tôi mong chờ", bà Haram chia sẻ. Làm cách nào những loài này có thể ra đến biển khơi và làm sao chúng có thể sống sót vẫn còn là điều bí ẩn.

Xuống đến tận đáy đại dương vẫn không thoát khỏi rác nhựa

Tuy nhiên, họ cũng tìm thấy một số loài sinh vật thuộc biển khơi. Bà Haram cho biết thêm rằng: "Chúng tôi phát hiện trong 2/3 số mảnh nhựa tồn tại cả hai nhóm sinh vật. Chúng tranh giành nơi sinh sống, nhưng cũng có tác động qua lại theo những cách nào đó".

Bà Haram nói chưa rõ hệ quả từ sự xuất hiện của những loài sinh vật mới tại vùng biển khơi. "Có khả năng chúng sẽ tranh giành nơi ở với nhau và cũng có khả năng xảy ra cuộc chiến giành nguồn thức ăn, thậm chí chúng có thể ăn thịt đồng loại. Thật khó có thể xác định chính xác việc gì sẽ xảy ra, nhưng chúng tôi đã thấy một số loài hải quỳ ven biển ăn thịt các loài sinh vật biển khơi. Chính vì thế, chúng tôi biết rằng có một vài kẻ săn mồi đang tồn tại giữa hai nhóm loài này", nhà khoa học nói.

Thảm rác Thái Bình Dương là nơi tập trung rác thải nhựa lớn lớn nhất trong số các đại dương của thế giới. Nơi này nằm giữa một vòng hải lưu khổng lồ. Đây là vòng hải lưu lớn nhất trong số 5 vòng hải lưu ở các đại dương trên thế giới. Rác bị các dòng chảy xoay tròn, đẩy đến vùng trung tâm và chất đống ở đây, tạo nên một dòng xoáy rác.

Ông Matthias Egger, phụ trách mảng môi trường và xã hội của The Ocean Cleanup - một tổ chức công nghệ môi trường phi lợi nhuận nhằm làm sạch rác ở biển, đã chia sẻ với CNN rằng thật sai lầm khi xem Great Pacific Garbage Patch là một hòn đảo của rác thải.

Ông Egger, người đã thu thập những mẫu vật ở thảm rác này bằng lưới để hỗ trợ nghiên cứu của bà Haram, cho hay rác thải tại đây không tập trung dày đặc như một khối mà nằm rải rác trên khu vực rộng.

"Nếu bạn nhìn vào buổi tối, bạn sẽ thấy những chấm trắng nhỏ. Đó chính là những gì bạn thấy ở vùng rác này. Chúng không xuất hiện quá dày đặc, nhưng số lượng lại rất nhiều. Bạn nhìn càng lâu thì càng thấy nhiều rác thải nhựa hơn". Ông Egger nói.

Theo ước tính ban đầu của The Ocean Cleanup, có khoảng 1.800 tỉ mảnh nhựa ở vùng này, với khối lượng khoảng 80.000 tấn. Hầu hết nhựa được tìm thấy ở đây đến từ nền công nghiệp đánh bắt thủy sản, cùng với 10% đến 20% có thể bắt nguồn từ đợt sóng thần ở Nhật Bản vào năm 2011.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), thế giới sản xuất khoảng 460 triệu tấn nhựa trong một năm. Con số này ước tính sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2060, nếu không có hành động can thiệp khẩn cấp nào.

Theo UNEP, thế giới chỉ tái chế 9% rác thải nhựa. Khoảng 22% rác thải nhựa trở thành rác thải và phần lớn bị thải ra ngoài đại dương.

Các nhà khoa học đã cảnh báo sự ô nhiễm rác thải nhựa ở đại dương đã gia tăng nhanh chưa từng thấy từ năm 2005.

Ông Egger nói muốn xem xét những tác động của việc thu gom rác thải nhựa đối với môi trường biển. "Và một khi chúng tôi chắc chắn rằng chúng an toàn và có lợi cho môi trường, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô", ông nói.

Tuy nhiên, việc dọn dẹp chỉ là một phần của giải pháp. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 cho thấy nếu không có hành động cấp bách nào, tỷ lệ nhựa đổ ra biển sẽ tăng đến 2,6 lần từ nay đến năm 2040.

Hội đồng Môi trường Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết mang tính lịch sử vào năm ngoái nhằm chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa và tạo ra hiệp ước toàn cầu đầu tiên về ô nhiễm nhựa từ năm 2024. Đây là thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý, quy định việc xử lý vòng đời của nhựa từ khâu thiết kế, sản xuất, cho đến xử lý loại bỏ.